Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Kinh hoàng "thế giới ngầm" của băng nhóm giang hồ Minh "sâm"



tin nhanh 24h cho biết Sau khi đi tù về, Minh “sâm” càng trở lên nổi tiếng trong giới anh chị có “số má” tại địa phương. Dưới trướng “ông trùm” có cả đám đàn em máu mặt.

Chính vì thế, dù băng nhóm của Minh “sâm” ngang nhiên lộng hành, gây ra nhiều vụ dằn mặt khiến người dân vô cùng bức xúc, song vẫn phải phục tùng.

Chỉ đến khi Cơ quan CSĐT bộ Công an triệt phá ổ nhóm giang hồ này, nhiều người mới dám làm đơn tố cáo những hành vi phạm pháp của bọn chúng.


Theo tài liệu từ cơ quan điều tra, để “thế giới ngầm” của mình hoạt theo kịch bản đã được vạch ra, Minh “sâm” phân vai cụ thể cho từng đệ tử.

Mỗi đối tượng đảm nhiệm một khâu như: kẻ thì quản lý điều hành; kẻ trực tiếp thực hiện việc thu tiền của các chủ xe chở gỗ; tên thì viết hợp đồng, phiếu thu, cấp thẻ cho những người đã đóng tiền.

Đối tượng khác lại đảm nhiệm việc chỉ đạo bốc dỡ hàng, xếp xe trong bãi; tên thì chuyên chấm công, chi trả lương cho đám cửu vạn và các khoản chi phí của Ban quản lý chợ.

Số còn lại thì chủ yếu lượn lờ ngoài đường hòng kiểm soát, uy hiếp các xe gỗ phải vào bãi và đóng phí theo ý của chúng…

 
Đang xét xử băng nhóm của "trùm" giang hồ Minh "sâm".

“Ông trùm” Minh “sâm” đề ra chủ trương bắt ép, thu phí đối với các xe chở gỗ, còn mức thu cụ thể đối với từng loại xe thì để cho nhân viên của mình trong Ban quản lý chợ thực hiện.

Đối với chợ Phù Khê Đông, Minh “sâm” giao cho con gái cả là Nguyễn Thu Hằng làm Trưởng ban quản lý, chỉ đạo điều hành. Trong trường hợp Hằng đi vắng thì chồng là Trần Thái Sơn sẽ thay vợ điều hành.

Còn tại chợ Phù Khê Thượng, “ông trùm” giao cho đệ tử ruột Nguyễn Thành Hưng (tức Hưng “sóc”) quản lý, chịu trách nhiệm mọi mặt như bảo vệ hàng hoá, đảm bảo an ninh trật tự, điện, nước…

Kể từ khi quen biết, cùng “nương tựa nhau trong tù” và cho đến khi trả án xong quay về địa phương hợp tác làm ăn, Hưng “sóc” vốn được coi là “phó tướng”, là cánh tay phải đắc lực của “ông trùm” giang hồ Minh “sâm”.

Quá trình xác minh, thu thập tài liệu cũng cho thấy, trong đám đệ tử của Minh “sâm” có nhiều đối tượng thuộc diện “con, cháu trong nhà” bị “ông trùm” lôi kéo vào con đường phạm tội, điển hình như Nguyễn Văn Hoà, Phạm Văn Đức…

Cả Hoà và Đức đều là những đối tượng trực tiếp thực hiện việc bắt ép các xe chở gỗ để thu phí. Do ỷ thế được “ông trùm” Minh “sâm” đứng đằng sau chỉ đạo, bọn chúng sẵn sàng đe doạ, uy hiếp những chủ gỗ nào dám phản ứng lại việc thu phí của mình và đồng bọn.
tin tuc viet nam cho biết                                       

Phó tướng của Kim Jong-un nói gì với Tập Cận Bình?


 
Ông Ri Su-yong, Phó chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Yonhap)

tin nhanh 24h cho biết Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 2/6 cho biết quan chức hàng đầu của Triều Tiên là ông Ri Su-yong mới đây đã đưa ra tuyên bố khẳng định nước này sẽ tiếp tục theo đuổi đồng thời hai mục tiêu là phát triển hạt nhân và kinh tế trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trước đó, vào ngày 1/6, ông Ri Su-yong, Phó chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên đã có chuyến thăm kéo dài ba ngày tới Trung Quốc.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, ông Ri mang thông điệp của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó bày tỏ nguyện của Triều Tiên về "phát triển và thúc đẩy" tình hữu nghị giữa hai nước.


Theo KCNA, sau khi tóm tắt cho ông Tập Cận Bình về kỳ đại hội đảng của Triều Tiên hồi đầu tháng 5, ông Ri Su-yong đã tái khẳng định rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục chính sách phát triển vũ khí hạt nhân của Kim Jong-un song song với việc thúc đẩy nền kinh tế đang rơi vào trì trệ của nước này.

Ở một diễn biến khác, trong cuộc họp hôm 1/6 diễn ra giữa lãnh đạo hai nước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một báo cáo cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Ri rằng nước này luôn tôn trọng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đồng thời sẵn sàng làm việc với CHDCND Triều Tiên để củng cố tình hữu nghị đó.

Ông Tập Cận Bình khẳng định: “Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề trên bán đảo Triều Tiên là rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên bình tĩnh và kiềm chế, tăng cường các cuộc đối thoại và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực”.

Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này không đề cập đến vụ thử tên lửa thất bại hôm 31/5 – vụ thử mới nhất trong chuỗi các cuộc thử tên lửa đạn đạo không thành công của Triều Tiên.

Đặc biệt, ông Ri đã chuyển lời của lãnh đạo Kim Jong-un đến Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Kim Jong-un bày tỏ mong muốn được làm việc tích cực với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo và phía đông bắc châu Á.
tin tuc viet nam cho biết                                           

Dân bao vây KCN: "Ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi"



tin nhanh 24h cho biết Dân "vạn bất đắc dĩ" mới rủ nhau bao vây KCN

Tối 1-6, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức cuộc đối thoại khẩn với người dân khu vực Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) ngay tại 1 lán trại dã chiến bên cạnh KCN Liên Chiểu.

Trước đó, người dân khu vực Kim Liên đã tập trung bao vây trạm xử lý nước thải tập trung trong KCN Liên Chiểu vì phải chịu đựng môi trường ô nhiễm quá trầm trọng.
Ông Lê Sử (trú khối phố Kim Liên) thay mặt bà con cho hay phải "vạn bất đắc dĩ" mới rủ nhau ra bao vây khu công nghiệp.


 
Trạm xử lý nước thải KCN Liên Chiểu bị tố gây ô nhiễm và ung thư cho người dân

"KCN xây trạm xử lý nước thải này mới hai năm nhưng ảnh hưởng nặng nề với dân chúng tôi. Bà con ngày đi làm đêm về nhà ăn miếng cơm rồi ngủ mà mùi hôi thối không chịu nổi.

Bà con cứ thay nhau hết người này đến người khác bị ung thư thì ai mà chịu nổi. Trước đây làm gì có chuyện dân ở đây bị ung thư nhiều như vậy", ông Sử chất vấn.

Tại buổi đối thoại, nhiều ý kiến của người dân vô cùng tức tối vì mùi hôi không thể chịu đựng được từ trạm xử lý nước thải.

"Các anh ngồi có ngửi được hay không mà bắt dân tôi ngửi, dân tôi ăn. Dân chúng tôi ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi, là gan.

Tôi đề nghị thành phố cấp bảo hiểm cho nhân dân chứ chúng tôi đang bị ảnh hưởng sức khỏe ghê gớm", bà Phạm Thị Cúc bức xúc.

 
Bà Phạm Thị Cúc: "Dân chúng tôi ngày nào cũng hít không khí ô nhiễm"

Nhiều người dân ở khối phố Kim Liên đang mang trong mình căn bệnh ung thư cũng đến để bày tỏ ý kiến tại cuộc đối thoại với UBND TP Đà Nẵng.

"Tôi phát hiện ung thư được gần nữa năm nay. Toàn khu vực này có biết bao nhiêu người bị ung thư chết rồi các anh có đếm được không.

Khi chưa có KCN thì dân đâu có bị ung thư như bây giờ. Dân chúng tôi phản ứng, quây nhà máy là vì tức nước vỡ bờ do họ gây ô nhiễm quá.

Dân bị ung thư, môi trường ô nhiễm thì tính ra Sở Tài nguyên môi trường phải chịu trách nhiệm. Nếu anh quản lý tốt thì làm sao thành phố phải chỉ đạo, dân phải phản ứng", ông Phạm Bá Đương (67 tuổi, trú tổ 18), bức xúc nói.

"Dân chúng tôi ở đây da thì nổi mẩn ngứa hết mà gọi điện bên Sở Tài nguyên môi trường về lập biên bản nhiều lần nhưng có thấy xử lý gì đâu.

Các anh phải di dời dân chúng tôi đi nơi khác chứ không bị ung thư hết. Tội lắm, đời chúng tôi thì gần hết rồi mà còn đời con đời cháu nữa", ông Lý Văn Tiến, một bệnh nhân ung thư khác, bày tỏ.

Thay ngay đơn vị xử lý nước thải

Trước những bức xúc của người dân, cuộc đối thoại do ông Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì đã kéo dài đến hơn 19 giờ vẫn chưa thể kết thúc.

Ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết người dân bao vây, thậm chí đập phá trạm xử lý nước thải là do bị ức chế. Ông Hưng cho hay KCN Liên Chiểu do công ty CP đầu tư Sài Gòn-Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
tin tuc viet nam cho biết                                          


Trong khi đó, trạm xử lý nước thải tập trung do Công ty TNHH khoa học công nghệ môi trường Quốc Việt (trụ sở ở TP.HCM) quản lý, vận hành.